Tóm tắt



Trang chính
Hội chúng tôi
Giáo Xứ Buôn Hô
Việt Nam ngày nay
Học hành tại Việt Nam
Tỉnh Ðăk Lắk
Liên lạc & Giúp đở
Chọn ngôn ngữ
















































Viet Nam : Une Chance Pour Tous


Vài nét về tỉnh Ðăk Lắk







Diện tích : 19 535 cây số vuông
Dân số : 1 776 333 (thống kê tháng 04/1999)

Tỉnh được mô tả qua một bài của nữ tu Matta Sao Mai, gửi ra hải ngoại qua Cha Khoa. Xin quý vị đọc bài này để tìm hiểu thêm về tỉnh Đắk Lắk, vùng Cao Nguyên Trung Bộ nước ta.




NHỮNG NGHĨ SUY VỀ MIỀN ĐẤT MẸ

Sau khi nhận được một số thông tin về những miền đất Quê Hương, tôi thấy chạnh lòng cho nơi tôi đã được sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Vì sao cùng nằm trên dải đất cong cong hình chử "S" mà có những nơi, khi nói đến mọi người cùng biết, còn quê tôi thì không? Vì vậy hôm nay tôi muốn gởi đến các bạn một vài nỗi niềm về những con người quê tôi, để các bạn cùng chia sẻ với những cảnh sống của những con người Cao Nguyên đất đỏ, đặc biệt về những anh em dân tộc thiểu số, là những con người có cuộc sống xem ra kém may mắn hơn chúng ta về mọi mặt.

Vâng quê tôi miền Cao Nguyên Banmêthuột, khi nói đến Banmêthuột là nói đến miền đất ba gian gió bụi, với những người Kinh và dân tộc cùng sánh bước bên nhau như con một Me, như chim một đàn. Tuy vậy, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn một vài cảnh sống của những người dân tộc thiểu số đang sống và cùng làm nên một phần lịch sử của giải đất ba gian đất đỏ Banmêthuột.

Giáo Phận Banmêthuột bao gồm 03 Tỉnh Dăklăk - Đắc Nông - Bình Phước, với 48 Giáo Xứ và Xứ nào cũng có những anh em dân tộc thiểu số sinh sống. Như ở Dăklăk có dân tộc Ê-đê - Bình Phước có dân tộc Stiêng - Đắc Nông có dân tộc Mnông (và một số ít dân tộc thiểu số khác từ miền Bắc vào lập nghiệp như : Hmông, Nùng,Tày v.v...). Tính chung có khoảng vài trăm ngàn người sống rải rác trên 03 miền của Giáo Phận Banmêthuột. Trong đó một số là Công giáo; số còn lại phần đông là Tin Lành hoặc không tín ngưững.

Tuy là những dân tộc có tiếng nói khác nhau nhưng họ cùng có chung những cảnh sống đó là sự nghèo khổ thiếu thốn, thiếu thốn đến các nhu cầu tối thiểu của một con người để sống cho ra người! Cùng với sự thất học, chỉ có khoảng 1/4 các em có điều kiện đi học cấp I. Nhưng khi lên đến cấp II và cấp III chỉ còn khoảng 0,5% là có điều kiện đến trường lớp, và các em đến trường lớp trong sự thiếu thốn đủ điều! cùng nhiều sự thiếu thốn khác, những sự thiếu thốn này cứ hiện diện dai dẳng trong cuộc sống của họ từ đời cha qua đời con cho đến đời cháu cũng chưa chấm dứt! ... tôi nói lên điều này vì tôi cũng đã có những thời gian dài sống giữa họ, chia sẻ với họ những cảnh sống và có những cảnh sống đã ghi đậm trong ký ức tôi, mà cho đến bây giờụ mỗi lần nhớ lại tôi không khỏi chạnh lòng. Có một buổi chiều khi đến thăm gia đì nh một người trong Buôn, vào nhà tôi thấy có 03 chị em, đứa em trai nhỏ nhất khoảng 03 tuổi, chỉ mặc một áo thun ngắn màu trắng đã rất cũ, đi chân không vàkhông mặc quần (các em nhỏ dân tộc dưới 05 tuổi không có quần mặc là chuyện rất bình thường!) tôi thấy trên tay em cầm mộ t vật gì đen đen còn tay kia em chấm mút, từ xa nhìn tôi nghĩ em đang chấm mút miếng đường đen nhưng khi đến gần nhìn lại thì hỡi ôi! em đang quẹt mút một đầu cá khô... tôi thấy buồn và thương em thật nhiều vì tuổi thơ của các em lớn lên trên nương rẫy khô cằn nghèo khổ, không được biết đến nhiều vị ngọt của những viên kẹo, vị mát lạnh của ly kem 07 màu !!!

Ở Banmêthuột từ tháng 02 - 05 là những tháng đợi mưa nên thời tiết rất khắc nghiệt, đất đai khô cằn nóng cháy, chưa cày cấy gì được nên rất nhiều nhà đói kể cả người kinh, người ta gọi những tháng này là tháng giáp hạt, và đây là thời điểm khó khăn nhất cho anh em dân tộc, rất nhiều nhà không có gạo ăn, họ sống qua ngày bằng những rau lá dại trên rừng, có rất nhiều nhà mùa này vào rừng đào củ mài để ăn cho qua ngày đoạn tháng thay cơm (đây là loại củ rừng hơi đắng không dễ ăn chút nào).

Và cũng trong thời điểm này vào một buổi sáng khi ở trong nhà nhìn ra đường tôi thấy một ông bố của 04 người con nhà bên cạnh đang đi trên đường, trên vai ông vác một buồng chuối còn 06 nhánh nhỏ đang chín ương ương và tay kia cầm một cần câu dài, hỏi ra tôi mới biết người đàn ông này vào khe suối sâu trong rừng để câu cá và vì đi câu nhiều ngày nhưng không còn cơm gạo mang theo ăn nên mang chuối đi ăn thay cơm cho đ" đói... với hiện trạng như vậy thử hỏi làm sao họ còn có thể cho con em họ đến trường để học, chưa nói chi đa số các anh em dân tộc họ định cư trong các vùng sâu vùng xa, vì nghèo quá không có xe nên phương tiện di chuyển, đi lại của họ là đi bộ, là đôi chân không giày dép, đầu không nón mũ... tôi gặp một số em dân tộc đi học giáo lý, đi lễ ngày Chúa Nhật, tôi hỏi em ở Buôn nào? Cách đây bao xa? Có em cho biết em ở cách đây 7 - 8 cây số, một số em cho biết em ở cách đây gần 20 cây số và các em đã đi bộ ra đây, và tan lễ, tan giờ học các em lại đi bộ về, đối với anh em dân tộc đi bộ ba, bốn giờ đồng hồ liên tiếp là chuyện bình thường trong cuộc sống nghèo của họ. Trước hiện trạng này tôi rất muốn mình làm được một việc gì đó để giúp họ với hy vọng có ngày họ ra khỏi cảnh khổ vì thiếu thốn nghèo túng, lạc hậu này! Nhưng hiện tại, đến với anh em dân tộc cũng chưa thể thực hiện được một cách tự do vì họ vẫn là những con người bị chú ý rất nhiều, vào làng cũng khó khăn mà tập trung họ lại để giúp đ" cũng không dễ dàng gì. Sự quan tâm, lo lắng mà chính quyền địa phương cũng như trung ương hầu như nhỏ giọt, có nơi chẳng được gì. Có chăng là để đánh bóng tô son một cái gì nơi Tây Nguyên đất đỏ cho khách qua lại nhìn xem!

Trên đây là một vài cảnh đời của những người anh em dân tộc Banmêthuột quê tôi, xin chia sẻ cùng các bạn với hy vọng họ sẽ là những con người rất gần gũi và thân thương trong những nghĩ suy của các bạn.

Nữ tu Matta Sao Mai.


Phiếu ủng hộ

Trở lên đầu trang... Haut de page











Phiếu ủng hộ
2004 © Viet Nam, Une Chance Pour Tous